Tại sao dệt may Việt Nam phải cấp bách tránh phụ thuộc Trung Quốc?

Thứ tư - 25/06/2014 21:31
(Dân trí) - Có lịch sử lâu đời, lợi thế so sánh về nhân công, tay nghề và tạo công ăn việc làm cho cho hàng triệu lao động song dệt may đang được coi là chỉ làm thuê, sống nhờ, “xuất khẩu hộ” và đóng góp lớn vào nhập siêu thị trường Trung Quốc.
 Tại sao dệt may Việt Nam phải cấp bách tránh phụ thuộc Trung Quốc?
Vấn đề thoát Trungđược đặt ra cấp thiết với ngành dệt may (Ảnh minh họa)
Vấn đề "thoát Trung"được đặt ra cấp thiết với ngành dệt may (Ảnh minh họa)
Trong bối cảnh căng thẳng Việt Trung hiện nay, dệt may là ngành chịu tác động lớn nhất. Nhưng “trong họa có phúc”, đây sẽ là lúc ngành này nhìn thấy thực tế và có một quyết định mạnh mẽ hơn.

Tại sao là dệt may?

Hiện xét về số lượng các ngành nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, dệt may đang là ngành đứng thứ hai sau các hàng hóa thiết bị, máy móc, linh phụ kiện điện tử. Mặc dù tỷ lệ này có giảm trong những năm gần đây nhưng không nhiều.

Năm 2012, xuất khẩu dệt may đạt 15,1 tỷ USD, nhưng nhập khẩu vải, nguyên phụ liệu dệt may đã chiếm 10,2 tỷ USD, tức là chiếm khoảng 67,5% kim ngạch xuất khẩu. Rõ nhất là năm 2013, ngành dệt may xuất khẩu được 17.95 tỷ USD, nhưng giá trị gia tăng chỉ đạt 3,1 tỷ do ngành này phải nhập khẩu đến 82,5% nguyên phụ liệu để phục vụ nhập khẩu (14.81 tỷ USD).

Trong đó, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn khoảng 37,5% tỷ trọng nhập khẩu toàn ngành (5,56 tỷ USD). Trong 4 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch nhập khẩu toàn ngành dệt may là 1,4 tỷ USD, trong khi đó NK từ Trung Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch (466,4 triệu USD). Với con số này thì trong 4 tháng qua, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về nguồn cung nguyên phụ liệu cho dệt may Việt Nam, đứng trên Hàn Quốc và Singapore.

Vậy, tại sao ngành dệt may phải cấp bách đổi mới, tránh lệ thuộc vào Trung Quốc? Theo TS Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách kinh tế (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội): ngành dệt may từ khi ra đời đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu, nhưng qua nhiều năm chúng ta vẫn “xuất khẩu hộ”. Kiếm hàng chục tỷ USD từ xuất khẩu nhưng giá trị gia tăng thu về cho Việt Nam chỉ chưa đầy 10% trong số đó.

Một ngành có thế mạnh so sánh: lao động, có lịch sử lâu đời, tay nghề và được đầu tư bài bản thì nhất định không thể cứ kéo dài mãi tình trạng này được. Còn nhớ, từ năm 2012, điện tử và linh kiện điện tử đã trở thành ngành có chân trong câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD, ngành non trẻ này nhập khẩu cũng đứng vị trí số 1 của Việt Nam suốt mấy năm, tức là theo vết xe đổ: “lấy nhập khẩu để xuất khẩu”.

Tuy nhiên, đây là ngành có tuổi đời non trẻ tại Việt Nam, phần lớn do doanh nghiệp FDI, tham gia sâu vào chuỗi liên kết sản phẩm của các tập đoàn. Các DN Việt Nam cũng chưa thể tự chủ để sản xuất, cung ứng thiết bị cho ngành được vì năng lực còn hạn chế.

Thoát Trung, cần khởi động từ đâu?

Theo đánh giá từ báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013 của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), 96,5% sản phẩm xuất khẩu của dệt may bằng hai con đường chính là gia công và xuất khẩu từ nguyên liệu nhập, trong đó gia công chiếm 75,3%, và xuất bằng nguyên liệu nhập chiếm 21%.

Hoạt động có giá trị gia tăng nhất trong ngành là nghiên cứu, phát triển (R D) mẫu mã lại là khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Cũng theo đánh giá của Hiệp hội Bông Việt Nam (VCOSA), hiện nay Trung Quốc đang là đối tác cung câp khoảng 50% nguyên liệu vải sợi cho Việt Nam, sau đó là các đối tác khác như Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Với đặc thù gia công và xuất khẩu bằng nhập nguyên liệu, ngành dệt may đang có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm từ 5-10% trong trị giá xuất khẩu toàn ngành mỗi năm. Việc chỉ định số lượng gia công, nguyên phụ liệu gia công hoàn toàn nằm trong tay đối tác của ngành dệt may.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, dệt may có lợi thế so sánh về giá nhân công, tay nghề và cơ hội để phát triển vùng nguyên liệu sẵn có. Bên cạnh đó, chúng ta tự hào có lịch sử ngành dệt may lâu đời, có hiệp hội, ngành hàng và cả tập đoàn lớn mạnh… thế nhưng trong những năm qua, dệt may vẫn đang là ngành có giá trị gia tăng cực kỳ thấp, gia công xuất khẩu.

Xuất khẩu lọt top 3 ngành mũi nhọn (dầu thô, dệt may và mới đây là điện tử, linh kiện điện tử) nhưng nhập khẩu cũng luôn nằm top 2 ngành lớn nhất. Để một ngành chủ lực phụ thuộc 95% nguyên phụ liệu nước ngoài thì sau này ngành sẽ lấy gì để cạnh tranh khi Quy tắc xuất xứ hàng hóa (CRO) ngày càng ngặt nghèo hơn nếu chúng ta tham gia vào AEC hay TPP nữa.

Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc, một trong những khâu quan trọng của ngành được nhắc đi nhắc lại qua bao năm vẫn là: xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, đẩy mạnh chuỗi liên kết xuất khẩu bằng quy trình khép kín: sản xuất sợi, dệt, công nghệ nhuộm và may thành phẩm và thứ 3 là đẩy mạnh R D thông qua hình thức OBM (tự thiết kế, sản xuất và xuất khẩu) nhằm định vị thị trường và thương hiệu của mình.

Hiện, theo Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt May đến 2015 và định hướng 2020 đã có từ năm 2008 với kế hoạch nâng tỷ lệ nội địa hóa: (cung ứngnguyên phụ liệu bông, sợi, vải sản xuất trong nước) phải đạt từ 50% (năm 2010) lên 60% (2015) và 70% (2020). Tuy nhiên, với những thống kê trên, dệt may vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Một tín hiệu vui là quy hoạch diện tích bông vải dự kiến 1000ha tại Ninh Thuận mới vừa được Tập đoàn dệt may Việt Nam phối hợp với tỉnh Ninh Thuận cuối năm 2013. Đây là bước đi chậm nhưng cũng có thể coi là tín hiệu vui đối với ngành khi kỳ vọng những năm tới nguyên phụ liệu của dệt may có thể được cải thiện.

Nhật Minh

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Hướng dẫn thanh toán

THÔNG TIN LIÊN HỆ THANG TOÁN PHÁT TRIỂN Mọi thông tin cần biết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dước đây để được giải đáp những thắc mắt và các yêu cầu của Quý khách. TẠI TP. HỒ CHÍ MINH  Địa Chỉ:...Xem chi tiết...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi