Vụ chung cư không phép thu 100 tỉ: “Quả đắng” thời bất động sản sốt nóng

Thứ hai - 21/07/2014 22:10
(Dân trí) - Tưởng rằng sẽ được sở hữu một căn chung cư trong thời kỳ bất động sản đang “sốt xình xịch” nhưng hàng trăm người dân ném tiền tỉ vào chung cư không phép 83 Ngọc Hồi lại phải nhận “quả đắng”.
 Vụ chung cư không phép thu 100 tỉ: “Quả đắng” thời bất động sản sốt nóng

Lấy tiền tỉ của dân rồi mất hút

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Starbucks thắng tiến Hà Nội, ông chủ Trung Nguyên có "giễu" lại?

* VN30 bổ sung thêm FLC và HCM, loại PET và PGD

* McDonald’s, KFC dừng hợp đồng với nhà cung cấp Trung Quốc

* Chậm, hủy chuyến bay: Dồn khách, “né” bồi thường, “lờ” xin lỗi (?!)

Thời gian gần đây, nhiều vụ bê bối bất động sản liên tiếp xảy ra nhưng đều có một điểm chung đó là việc huy động tiền tỉ của khách hàng dưới hình thức góp vốn, sau đó sử dụng khoản tiền lớn đó vào mục đích khác, thay vì đầu tư vào dự án để bàn giao nhà cho khách hàng theo hợp đồng đã ký.

Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua hàng loạt dự án như B5 Cầu Diễn, 409 Lĩnh Nam hay AZ Vân Can, dự án Sky Garden…Căng thẳng hơn cả là câu chuyện đang tiếp diễn của hàng trăm hộ dân đã góp vốn vào chung cư 83 Ngọc Hồi (Hoàng Mai, Hà Nội). Liên tiếp trong thời gian gần, hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án chung cư 83 Ngọc Hồi, Hoàng Mai cũng đã kéo đến trụ sở Công ty Bất động sản Ngọc Lan và Công ty Cơ khí Hưng Sơn - chủ đầu tư dự án để đòi tiền, đòi nhà sau hơn 4 năm theo đuổi dự án này.

Hàng trăm người dân kêu cứu vì ném tiền tỉ vào chung cư không phép 83 Ngọc Hồi
Hàng trăm người dân kêu cứu vì ném tiền tỉ vào chung cư không phép 83 Ngọc Hồi

Sau nhiều lần đưa ra “bánh vẽ” và “hứa lèo” Giám đốc Công ty Hưng Sơn, ông Nguyễn Đình Lượng cũng đã “im thin thít, lặn mất tăm”. Theo tìm hiểu về dự án này, vào cuối 2009, đầu 2010, Công ty Cơ khí Hưng Sơn và Công ty Bất động sản Ngọc Lan bắt đầu tiến hành rao bán căn hộ tại dự án nói trên dưới hình thức hợp đồng góp vốn.

Tuy nhiên, sau khi huy động được một khoản tiền ước tính trên 100 tỷ đồng từ khách hàng, Công ty Hưng Sơn đã “đem con bỏ chợ” khi dự án chỉ xây được đến tầng 9 rồi đắp chiếu suốt gần 4 năm qua.

Trước sự phản ứng gay gắt của khách hàng, chủ đầu tư mới thừa nhận, dù xây đến tầng 9 nhưng dự án vẫn chưa có giấy phép xây dựng cũng như chưa có bất kỳ phê duyệt nào về thiết kế, số tầng.

Đáng chú ý, trong khi quy hoạch phân khu này được thành phố chủ trương các tòa chỉ cao tối đa 15 tầng, thì chủ đầu tư đã tự ý rao bán cả những căn hộ tận tầng 27.

Trong cuộc đối thoại với khách hàng ngày 17/5, ông Lượng cho hay, hiện quy hoạch khu vực này, trong đó có dự án 83 Ngọc Hồi đang phải chờ ý kiến góp ý của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, sau đó nếu được phép xây bao nhiêu tầng, Sở Quy hoạch kiến trúc mới có ý kiến chính thức, rồi mới đến khâu cấp phép xây dựng.

Theo Ts. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, sở dĩ trên thị trường hiện nay bắt đầu xuất hiện một số vụ việc vỡ lở khi chủ đầu tư ôm hàng trăm tỷ đồng của khách hàng nhưng không hoàn thành dự án, cũng có một phần lỗi của chính người mua nhà.

Theo ông Liêm, trước đây, vào thời điểm thị trường đang sốt nóng, chỉ cần đăng ký được một suất mua nhà tại các dự án là khách hàng gần như “nhắm mắt đưa tiền” cho chủ đầu tư, bất kể dự án đó đã có giấy phép xây dựng hay hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý.

“Phải đập bỏ”

Báo điện tử Dân trí xin trích dẫn lại quan điểm của Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Ngọc Đào về chung cư không phép 83 Ngọc Hồi

Dự án chung cư 83 Ngọc Hồi thiết kế 25 tầng, đã bán căn hộ (dưới dạng hợp đồng góp vốn) cho rất nhiều người, việc xây dựng cũng đã tới tầng 8, 9 nhưng không có giấy phép xây dựng. Có thể nói gì về sự việc “hi hữu” này, thưa ông?‏‏

Có lỗi sai của cả 2 bên. Trước hết phải khẳng định lỗi sai của cơ quan có thẩm quyền khi không giám sát, không thực thi quyền quản lý nhà nước, buông lỏng để chủ công trình xây dựng vậy mà không biết. Cơ quan nhà nước không thể “vô can” trong việc này được. Quan điểm của tôi rõ ràng là thế.‏‏

Quan điểm của ông trước việc vi phạm này?‏‏

Muốn thượng tôn pháp luật thì phải dỡ bỏ. Cái đó là nguyên tắc. Anh không thể nói là tôi không biết pháp luật nên không đi thực hiện việc xin cấp phép. Đấy là sai. Đấy là lý do hay có đối với thường dân. Họ không hiểu luật thì như thế có thể coi là “tình tiết giảm nhẹ tội trạng”.‏‏

Nhưng đây là cơ quan kinh doanh, nhất là kinh doanh nhà ở trong bối cảnh hiện nay thì không thể không biết việc ấy. Họ đã cố tình làm.‏‏Vậy thì phải khắc phục hậu quả thôi. Nhất định phải dỡ bỏ, không được phạt cho tồn tại. Nếu cứ phạt cho tồn tại thì người nào cũng sẵn sàng vi phạm.‏‏

Tôi cũng nghe nhiều, nhưng vấn đề là thực sự đằng sau việc này có cái gì. Người ta đặt ra 2 giả thiết, một là không có lý do doanh nghiệp xây rồi chính quyền lại không biết.

Đây là việc ở cấp địa phương – cấp phường, nơi trên địa bàn quản lý hoặc là cấp sở. Có thể có rất nhiều tình huống như đang trình dự án, chưa nhận được giấy phép thì đã phải xây vì tiến độ thực hiện. Họ có thể viện lý do như vậy. Nhưng có đơn vị nhìn thấy tính khả thi của dự án. Vấn đề là trình tự thời gian.‏‏

Nhưng đây là xây ở những khu như vậy chắc chắn doanh nghiệp biết là rất khó xin giấy phép mà vẫn xây. Đằng sau này có vấn đề ở phường hoặc một số cán bộ ở các sở ngành liên quan đến công tác xây dựng. Có thể vì những lý do cá nhân mà “chủ động làm ngơ”.‏‏

Nói thế có nghĩa ông nghĩ đến khả năng có tiêu cực ở vụ việc này?‏‏(Cười, gật đầu).‏‏ Ông nghĩ sao về việc nguyên Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã từng trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo cắt ngọn những tòa nhà xây dựng quá phép. Ứng sang việc này, hành động hợp lý nhất chỉ có thể là…?‏‏

Không, đấy là những khu nhà đã có giấy phép xây dựng lên 9 tầng, 10 tầng, muốn cơi thêm 1 tầng, lợi dụng tầng hầm hay tầng penhouse để nâng thêm. Việc dỡ bỏ là bỏ phần vi phạm ấy.

Nhưng những người này vẫn là có giấy phép xây dựng, còn trường hợp này không giấy phép mới là vấn đề cần bàn.‏‏

Việc lúng túng trong xử lý trường hợp này, ông thấy thế nào?‏‏

Hệ quả của việc phá bỏ cũng không đơn giản. Chúng ta thì hiểu đơn giản là xây sai thì phá. Vì quan điểm thượng tôn pháp luật thì phải phá, nhưng rồi nghĩ đến việc phá đương nhiên sẽ tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Nhưng không răn đe thì không được.‏‏

Nếu ông ở vị trí Chủ tịch UBND thành phố, ứng xử nào là thích hợp nhất trong trường hợp này?‏‏

Buộc phá bỏ. Thế thôi.

Lê Tú
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Web Hosting
Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay5,203
  • Tháng hiện tại168,451
  • Tổng lượt truy cập11,353,962
[FIX_BANNER_LEFT]
[FIX_BANNER_RIGHT]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi