Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Cổ phần hóa MobiFone, vé trong tay mà tiếp tục lỡ chuyến |
Giới quan sát cho hay, động thái đẩy mạnh các bước khởi động FTA giữa ba cường quốc kinh tế Đông Bắc Á cho thấy các bên đã gác lại những bất đồng chính trị và cùng nhau khai thác lợi ích cốt lõi.
Với 1,3 tỷ dân, Trung Quốc đang trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc và ý đồ mở rộng kinh doanh của những ông chủ tư bản. Qua FTA ba bên, Trung Quốc cũng hy vọng sẽ tận hưởng được luồng vốn của các nước đối tác. Ngược lại, khi đã trở thành nước xuất khẩu với tỷ giá thấp, Trung Quốc đang gia tăng khả năng xuất khẩu của mình và xâm nhập ngày càng lớn vào các thị trường.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong sân chơi FTA, Trung Quốc là đối tác được hưởng lợi nhiều cả về thị trường cũng như thu hút đầu tư. Năm 2013, nước này trong quan hệ thương mại, Nhật Bản là đối tác nhập siêu từ Trung Quốc với thâm hụt khoản 5.000 tỷ Yên. Nhật xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là máy móc công nghệ trong khi nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu và linh phụ kiện.
Tình hình chính trị xấu trong năm 2013 đã làm số lượng đầu tư của nước này vào Trung Quốc giảm mạnh, các công ty Nhật chỉ đầu tư khoản 9 tủ USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2014, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, lượng vốn của Nhật vào nước này đã giảm 46,8% so với cùng kỳ và theo cơ quan Xúc tiến Thương Mại Nhật Bản (JETRO) 5 tháng đầu năm 2014, lượng vốn FI của nước này vào Trung Quốc đã giảm 42% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, việc ba cường quốc Đông Á bắt tay trong một FTA khu vực dù còn nhiều khác biệt và mâu thuẫn cho thấy mối quan hệ kinh tế đang ngày càng khăng khít. Nếu FTA nhanh chóng được thiết lập, đây chắc chắn sẽ là FTA điển hình cho các nền kinh tế có trình độ tương đương nhau đủ sức cạnh tranh và chi phối kinh tế Châu Á và thế giới trong tương lai gần.
Theo Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Sự phát triển FTA ban bên Nhật - Trung - Hàn mặc dù còn nhiều bước đi và khó khăn nhưng sẽ sớm trở thành hiện thực bởi các lý do: ba nền kinh tế lớn, có sự phụ thuộc và tương hỗ lẫn nhau; các nền kinh tế Nhật Bản - Hàn Quốc hiện có sự cạnh tranh rất lớn ở nhiều mặt hàng có thế mạnh, nhất là điện tử, cần có một giải pháp liên kết để điều chỉnh tránh xung đột thương mại; FTA có thực chất hơn các hiệp định đa phương khác như TPP, Doha bởi đều là ba nước lớn, có trình độ tương đương và không nhiều khác biệt về trình độ.
Cũng theo đánh giá của ông Doanh, nếu FTA Nhật - Trung - Hàn được xác lập, các nền kinh tế Châu Á và Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. “Tác động của nó sẽ thúc đẩy sớm có một hiệp định thương mại tự do cho Đông Á và Đông Bắc Á, các chính sách của các nước lớn sẽ có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với các nước Asean trong xây dựng, điều hành và phát triển Cộng đồng Kinh tế ASEAN - AEC (dự kiến thành lập cuối năm 2015) đặc biệt là chính sách thuế quan, điều khoản ưu đãi và thiết lập khu vực thương mại tự do”.
website khách hàng chúng tôi hiện đang cung cấp dịch...Xem chi tiết...