Giá thuốc và dịch vụ y tế "cầm cờ" trong rổ CPI TP.HCM tháng 7

Thứ ba - 22/07/2014 06:58
(Dân trí) - Mặc dù giá xăng tăng lên kỷ lục sau hai lần điều chỉnh, song nhờ giá lương thực giảm mạnh nên chỉ số CPI tại TPHCM bị kiềm hãm ở mức 0,12% so với tháng trước.
 Giá thuốc và dịch vụ y tế
Giá thuốc và dịch vụ y tế cầm cờ trong rổ CPI TH.HCM tháng 7
Giá lương thực tại TPHCM tiếp tục giảm 0,18% do ảnh hưởng giá xuất khẩu gạo giảm và tồn kho đang cao.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Bitexco xin nhượng quyền thu phí du lịch Vịnh Hạ Long trong 50 năm
* Yêu cầu tuyển dụng cao, sinh viên ra trường vẫn "ế"
* Hà Nội: Lotte Mart bị phạt vì sửa nhãn mác hàng thực phẩm
* Đường dây buôn lậu 200 siêu xe, trốn thuế 1.000 tỷ

Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) công bố hôm nay (22/7), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 0,12% so với tháng 6, giảm 0,46 điểm phần trăm so mức tăng tháng 6 (tháng 6 tăng 0,58%).

Như vậy, tuy tháng này tăng giá nhưng lại là tháng có mức tăng thấp nhất trong các tháng có giá tăng từ đầu năm đến nay: tháng 1 tăng 0,40%; tháng 2 tăng 0,24%; tháng 5 tăng 0,36%, tháng 6 tăng 0,58% (tháng 3 và tháng 4 giá giảm).

Trong 11 nhóm hàng có 6 nhóm hàng tăng giá: ăn uống (tăng 0,25%), may mặc (tăng 0,05%), thiết bị đồ dùng gia đình (0,03%), giao thông (0,4%), bưu chính viễn thông (0,01%); hàng hóa và dịch vụ khác (0,29%).

Có 4 nhóm hàng giảm giá bao gồm đồ uống thuốc lá (giảm 0,06%); nhà ở điện nước chất đốt (giảm 0,07%); giáo dục (giảm 0,12%) và văn hóa giải trí (giảm 0,34%), nhóm dược phẩm và y tế không có biến động.

Theo nhận định của cơ quan thống kê, có một số nhân tố tác động lên giá cả tháng 7, có thể kể đến ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng qua 2 lần điều chỉnh vào ngày 23/6 và 7/7 dẫn đến giá xăng lập kỷ lục với mức 25.640 đồng/lít. Ngoài ra, giá thịt gia cầm tăng khá, trứng và rau tăng cao; quần áo may sẵn tăng nhẹ cũng là những nhân tố tác động lên chỉ số giá chung.

Riêng giá lương thực tiếp tục giảm (0,18%) được lý giải do ảnh hưởng giá xuất khẩu gạo giảm và tồn kho đang cao, giá vật liệu xây dựng, điện nước giảm do nhu cầu giảm trong mùa mưa; giá sách giáo khoa giảm do đang có chương trình khuyến mãi.

So với tháng 7/2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng 5,47%. Có 2 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ là bưu chính viễn thông (-0,96%) và văn hóa giải trí (-1,05%). 9 nhóm hàng còn lại đều tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn tăng 3,41%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,59%; nhà ở điện nước chất đốt tăng 3,30%; giao thông tăng 2,85%.

Tính so với đầu năm, giá tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đã tăng 1,22%, với mức tăng cao nhất của nhóm thuốc và dịch vụ y tế là 8,53% do điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Giao thông là nhóm có mức tăng xếp thứ hai (2,87%) chủ yếu do xăng dầu tăng (4,95%). Xếp thứ ba là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (1,8%) trong đó thực phẩm tăng 3%. Như vậy bình quân trong 7 tháng đầu năm 2014, mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,17%.

Chỉ số giá bình quân 7 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ tăng 4,89% (7 tháng năm 2013 tăng 2,96%).

Bích Diệp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Web Hosting
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay4,533
  • Tháng hiện tại167,781
  • Tổng lượt truy cập11,353,292
[FIX_BANNER_LEFT]
[FIX_BANNER_RIGHT]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi