Thiếu ốc vít, DN Nhật muốn bỏ Việt Nam sang Thái

Thứ bảy - 20/09/2014 03:23
Ông Sukurada Yoichi, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu Mitsubishi (Nhật Bản) cho rằng, DN Việt Nam cần chỉ rõ thế mạnh của mình trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
 Thiếu ốc vít, DN Nhật muốn bỏ Việt Nam sang Thái
Ông cảnh báo khi thuế suất các mặt hàng trong khối ASEAN giảm xuống bằng 0, một số DN Nhật Bản đang cân nhắc chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan. Vì thế cần nỗ lực tăng tốc kẻo mất cơ hội.

Ông Sukurada Yoichi cùng các cộng sự của mình và công ty Foval, hai đơn vị được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ủy thác, đang tiến hành khảo sát, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về 6 ngành công nghiệp hỗ trợ chủ lực của Việt Nam, gồm: máy nông nghiệp; chế biến thực phẩm; điện tử; ôtô và phụ tùng ô tô; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Chương trình khảo sát được tiến hành từ tháng 4/2014, kết thúc vào ngày 1/1/2015.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) sáng 19/9, ông Sukurada Yoichi cho biết, chương trình khảo sát được tiến hành tại Hà Nội, TP.HCM và một số khu vực lân cận như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương; từ đó, lập ra một danh sách 500 doanh nghiệp hỗ trợ hàng đầu của Việt Nam có nhu cầu hợp tác với Nhật Bản. Chương trình cũng khảo sát nhu cầu đầu tư của các DN Nhật Bản (khoảng 20 đơn vị) đang làm ăn tại Việt Nam.

Thiếu ốc vít, DN Nhật muốn bỏ Việt Nam sang Thái
Việt Nam đang cần nguồn vốn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mới đây, phía JIBIC đã đồng ý cho VN vay 100 triệu USD để phát triển lĩnh vực này, tuy nhiên con số đó vẫn rất nhỏ so với nhu cầu.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Chính phủ đồng tình xây sân bay Phan Thiết bằng hình thức BOT
* Những tòa nhà kỳ dị trên thế giới
* Đề nghị truy tố Giám đốc bịa chuyện “kho báu” hơn 548 tỉ USD để lừa
* [INFOGRAPHIC] So sánh vui về tài chính giữa nam và nữ
* Vụ MH17: Các bên tiếp tục đổ lỗi lẫn nhau
* Thoái vốn ngân hàng, bóng trong chân Thống đốc

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, cho hay, chưa bao giờ Việt Nam chú trọng tới công nghiệp hỗ trợ như thời điểm này.

Tuy nhiên, do Nghị định về Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chậm ra đời nên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tại cuộc họp chuyên đề ngày 15/9, cho hay sẽ ban hành chính sách đặc biệt cho 6 phân khu thuộc 4 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai để phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tại Hà Nội, ông Hoàng nói sẽ tập trung hỗ trợ cho KCN Hỗ trợ nam Hà Nội. KCN này rộng 640ha, dự kiến sẽ mở rộng lên 2.000ha, thu hút từ 3.000-5.000 DN nhỏ và vừa của nước ngoài và Việt Nam vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, phát triển đồng bộ từ hạ tầng đến kỹ thuật, công nghệ, đầu ra...

Theo ông Hoàng, trước đặt hàng của Samsung tại triển làm về công nghiệp hỗ trợ vừa qua, các DN Việt Nam hầu như chưa sản xuất được gì và đứng ngoài cuộc chơi. Vì thế, HANSIBA mong muốn sự hợp tác với JICA cần cụ thể, chia thành từng nhóm tại tác tỉnh, thành; doanh nghiệp Việt Nam được làm việc trực tiếp với các DN Nhật Bản, có thông tin về số lượng, chất lượng, quy trình sản xuất... từ đó mới đáp ứng được.

HANSIBA hiện là hiệp hội đầu tiên tại Việt Nam chuyên về công nghiệp hỗ trợ, gồm gần 200 hội viên, trong đó 100 hội viên sản xuất và liên quan trực tiếp đến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, DN tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, 1/3 số này đã sản xuất được các sản phẩm xuất khẩu cho các tập đoàn quốc tế. Riêng hội viên là các DN trẻ cũng từng du học và làm việc ở Nhật Bản về đầu tư, phát triển các linh kiện xuất khẩu sang Nhật, đây là nòng cốt của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong tương lai.

Tới đây, Hà Nội sẽ xây dựng hàng trăm nhà xưởng tại KCN hỗ trợ Nam Hà Nội, thiết kế quy hoạch 6 phân khu theo 6 ngành công nghiệp mà Chính phủ định hướng. HANSIBA rất cần JICA hỗ trợ về sản phẩm đầu ra, công nghệ, đào tạo quản trị quy trình sản xuất, đào tạo lao động có tay nghề, hỗ trợ nguồn tài chính và môi trường sản xuất.

“Mong muốn của chúng tôi là được tham gia làm nhà thầu phụ cấp 2, 3, 4, thậm chí cấp 5... để có mặt vào chuỗi sản xuất CNHT toàn cầu của Nhật” - ông Hoàng nói.

Đại diện phía JICA, ông Sukurada Yoichi cho hay, để hợp tác hai bên có hiệu quả, phía các DN Việt Nam cần chỉ rõ đâu là điểm mạnh của mình trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hiện DN Nhật Bản không nắm rõ được năng lực sản xuất của phía Việt Nam, phải tự đi tìm nên rất khó.

Theo ông Yoichi, giá sản phẩm có thể cao nhưng chất lượng tốt, có ưu thế về kỹ thuật... vẫn được các DN Nhật Bản đón nhận. Ông ví dụ, ở Nhật Bản có những công ty rất nhỏ, chỉ 5 công nhân, nhưng tạo ra những sản phẩm đặc biệt không nơi nào sản xuất được. Tất nhiên, đó là nhờ Nhật Bản đã phát triển công nghiệp hỗ trợ vài chục năm trước, còn Việt Nam gần đây mới quan tâm đến lĩnh vực này.

“Tới đây, thuế suất các mặt hàng trong khối ASEAN giảm xuống bằng 0, một số DN Nhật Bản đang cân nhắc chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan, vì thế các bạn cần nỗ lực tăng tốc kẻo mất cơ hội”, ông Sukurada Yoichi cảnh báo.

Theo Ngọc Hà
Vietnamnet
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi