Các nhà khoa học trên đã sử dụng huỳnh quang để cải thiện vượt bậc khả năng quan sát của kính hiển vi thông thường, vượt qua những giới hạn từng được cho là không thể.
Với giải thưởng này, 3 nhà khoa học sẽ được tặng thưởng 8 triệu Kronor (1,11 triệu USD)
Thông báo của Ủy ban Nobel khẳng định các nhà nghiên cứu đã giành giải thưởng vì “sự phát triển của kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải”.
Chủ tịch Ủy ban trên, giáo sư Sven Lidin đến từ đại học Lunds khẳng định: “Thành công của những người được trao giải đã giúp việc nghiên cứu các tiến trình của phân tử theo thời gian thực có thể thực hiện được”.
Trước đây, kính hiển vi quang học thường bị xem là không thể vượt qua một giới hạn, đó là chúng không thể đạt được độ phân giải lớn hơn một nửa bước sóng ánh sáng.
Kết luận này được đưa ra dựa trên một định luật được gọi là giới hạn nhiễu xạ Abbe, được đặt tên theo một công thức được xuất bản năm 1873 của nhà nghiên cứu người Đức Ernst Abbe.
Các nhà đoạt giải Nobel năm nay đã sử dụng phân tử huỳnh quang để vượt qua giới hạn này, cho phép các nhà khoa học thấy được các vật thể ở độ phân giải cao hơn nhiều.
Thành công này giúp các nhà khoa học có thể thấy được hoạt động của từng phân tử bên trong các tế bào sống.
Các chủ nhân của giải Nobel hóa học năm nay còn tương đối trẻ. Ông Eric Betzig, sinh năm 1960 tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Cornell, New York, Mỹ và đang công tác tại Viện y khoa Howard Hughes. Đồng hương của ông là William E. Moerner sinh năm 1953 tại California, cũng tốt nghiệp tiết sỹ tại đại học Cornell.
Nhà khoa học còn lại được trao giải là Stefan W. Hell, sinh năm 1962, người Đức. Ông Hell tốt nghiệp tiến sỹ đại học Heidelberg và là giám đốc tại Viện sinh hóa Max Planck, Đức.
Thanh Tùng
Theo BBC
Nguồn tin: dantri.com.vn
website khách hàng chúng tôi hiện đang cung cấp dịch...Xem chi tiết...