Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Thông cáo vừa phát đi từ Ngân hàng HSBC cho biết, Bộ Tài chính, đại diện cho Chính phủ Việt Nam đã ủy quyền cho các ngân hàng Deutsche Bank, HSBC và Standard C-hartered Bank tổ chức chương trình giới thiệu tới các nhà đầu tư trái phiếu toàn cầu bắt đầu từ thứ 4, ngày 29/10/2014.
Trái phiếu có thể có giao dịch A144A/Reg S (là các phương thức giao dịch trái phiếu quốc tế theo chuẩn Rule 144A hay chuẩn Regulation S của Mỹ) tùy theo điều kiện thị trường.
Theo HSBC, công bố này không phải đề nghị chào bán hay mua chứng khoán tại Mỹ hay bất cứ một vùng lãnh thổ nào khác. Bất cứ việc chào bán công khai nào sẽ được thực hiện thông qua cáo bạch được chính phủ Việt Nam phát hành và bản báo cáo này sẽ bao gồm các thông tin chi tiết về Việt Nam, bao gồm các số liệu thống kê và các dữ liệu kinh tế khác.
Đây sẽ là lần thứ 3 Chính phủ thực hiện huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế. Vào năm 2005, Việt Nam từng huy động 750 triệu USD vốn quốc tế và năm 2010 là 1 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Cụ thể, vào năm 2005, Chính phủ đã huy động được 750 triệu USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York, kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7,125%/năm. Số trái phiếu này sẽ đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Chính phủ cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - nay là SBIC, vay lại toàn bộ số tiền huy động được bằng số trái phiếu trên và khoản vay đã không được Vinashin sử dụng hiệu quả.
Đến năm 2010, Chính phủ lại phát hành tiếp trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore với lãi suất danh nghĩa 6,75%/năm, huy động về 1 tỷ USD. Số tiền này được Chính phủ cho các doanh nghiệp nhà nước lớn là Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Điện lực (EVN), Vinalines... vay lại.
Theo Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013 - 2015 đã được phê duyệt, Việt Nam dự kiến cần vay nước ngoài 33.000 tỳ đồng trong năm 2014 và 40.000 tỷ đồng trong năm 2015 để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước.
Kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được đưa ra ngay sau khi Moody"s công bố xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam đã tiến lên một bậc (từ B2 lên B1) đi kèm triển vọng triển vọng. Đây được cho là thời điểm thuận lợi để Việt
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 28/8, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc phát hành trái phiếu quốc tế lần này "giống như một khoản vay đảo nợ".
Theo đó, "hiện nay chúng ta có khoản vay trên dưới 1 tỷ USD với lãi suất cao, bây giờ thấy có thể vay một khoản khác tương ứng như vậy với lãi suất thấp hơn nên Chính Phủ nhất trí thực hiện. Vay nợ mới không làm thay đổi số nợ nhưng lãi suất giảm sẽ giúp giảm áp lực trả nợ cho Chính phủ". Tuy nhiên, thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ cũng như Bộ trưởng Nên không tiết lộ về khoản tiền dự kiến huy động từ đợt phát hành này.
Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Chính phủ Việt Nam có thể giảm bớt gánh nặng hoàn trả nợ trái phiếu quốc tế phát hành năm 2005 và 2010 bằng cách phát hành 750 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Trong đó, 450 triệu USD dùng để hoán đổi cho số trái phiếu đáo hạn năm 2016 và 300 triệu USD hoán đổi cho số trái phiếu đáo hạn năm 2020.
Chuyên gia của WB cho rằng, phương án hoán đổi này có lợi cho Việt Nam bởi việc kéo dài thời hạn trái phiếu quốc tế hiện nay chỉ gây khó khăn cho việc phân bổ ngân sách để trả nợ gốc vào năm 2016, trong khi tỷ lệ nợ công hiện giờ sẽ không chịu ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, đánh giá về phương án phát hành trái phiếu để đảo nợ, bản tin phát hành bởi một công ty chứng khoán cũng cho rằng, nếu phát hành trái phiếu để đảo nợ, Chính phủ khó có thể có được mức lãi suất thấp hơn, bên cạnh đó, mục đích vay mới để trả nợ cũ cũng có thể khiến nhà đầu tư quốc tế e ngại.
Vào năm 2005 và 2010, Chính phủ đã phát hành thành công trái phiếu quốc tế với lãi suất lần lượt là 7,125%/năm và 6,75%/năm. Trong khi đó, mặc dù lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Việt Nam liên tục giảm từ đầu năm đến nay (giảm 136,2 điểm cơ bản) còn 7,7%/năm, tuy nhiên, mức lãi suất trên vẫn khá cao nếu so với lãi suất thời điểm năm 2005 và 2010.
Nhóm chuyên viên này đánh giá, thời điểm thích hợp để phát hành trái phiếu quốc tế là trong năm sau khi Chính phủ tìm được nhà đầu tư phù hợp và điều kiện vĩ mô cải thiện hơn giúp nâng cao hình ảnh đối với nhà đầu tư quốc tế.
Phương Dung
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP PHÁT TRIỂN Luôn đồng hành cùng bạn! WebDesign - Hosting - Domain name - Advertising THÔNG TIN LIÊN HỆ: Địa Chỉ: Phước Thành, Tân Hoà, Tx.Phú Mỹ, BR-VT Văn Phòng Giao Dịch: 301 Phan Văn Trị, Kim Dinh, Tp.Bà Rịa - Vũng...Xem chi tiết...