Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Điều đáng lo là, hiện tại, phần lớn các công ty nhận ủy thác đầu tư là công ty nhỏ, thậm chí chỉ có vốn điều lệ vài tỷ đồng, nhưng lại đứng ra huy động hàng trăm tỷ đồng tiền vốn. Rủi ro mất khả năng chi trả có thể nhìn thấy trước, song đáng tiếc, chưa có quy định nào của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Tư pháp (kể cả Bộ luật Dân sự) quy định về vấn đề này. Hiện mới chỉ có văn bản của NHNN quy định về hoạt động ủy thác đầu tư của các tổ chức tín dụng.
Đồng tình với ý kiến này, chuyên gia ngân hàng Lê Thẩm Dương cho rằng, khung pháp lý cho ủy thác đầu tư hiện rất lỏng lẻo; hoạt động của các công ty tư vấn đầu tư tài chính hầu như không bị kiểm soát.
Bên cạnh đó, dù NHNN đã có văn bản cấm sàn vàng, sàn giao dịch ngoại hối hoạt động, song các sàn giao dịch hàng hóa lại mọc ra nhan nhản; các hợp đồng giao dịch vàng, ngoại hối qua tài khoản được ngụy trang bằng hợp đồng giao dịch các loại hàng hóa, khác như dầu, cà phê… Và cũng như ủy thác đầu tư, hoạt động giao dịch hàng hóa qua sàn hầu như không có hành lang pháp lý điều chỉnh.
“Vì vậy, nhà đầu tư bỏ vốn vào kênh này giống như người đi trên dây, có thể mất tiền bất cứ lúc nào do nhà cái thao túng phần mềm giao dịch. Thời gian qua, rất nhiều trường hợp kiện cáo giữa nhà đầu tư và “nhà cái” đã xảy ra, song hầu hết phần thua thiệt đều thuộc về nhà đầu tư”, ông Dương nhận xét.
Nói cách khác, với hoạt động “đánh bẫy” nhà đầu tư của hàng loạt công ty tư vấn đầu tư tài chính hiện nay, cơ quan chức năng đang hoàn toàn... đứng ngoài cuộc.
Ba bộ không quản nổi sàn vàng
Việc quản lý sàn vàng, sàn giao dịch ngoại hối được giao cho ba đơn vị (là Bộ Công an, Bộ Công thương, NHNN), song các sàn chui ngang nhiên tồn tại suốt thời gian dài và chậm được xử lý. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Công an khẳng định trên thị trường còn tồn tại 30 - 40 sàn vàng chui, song việc bắt giữ, xử phạt lại không dễ?
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cho biết, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thành lập sàn giao dịch vàng; thực hiện hoạt động kinh doanh mua, bán trên sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, khi chưa được phép đều vi phạm pháp luật.
Cũng theo Vụ Quản lý ngoại hối, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP, theo đó, hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước và nước ngoài chỉ được thực hiện khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và được NHNN cấp giấy phép. Cho đến nay, NHNN vẫn chưa cấp phép cho cá nhân, tổ chức nào kinh doanh hoạt động trên.
Tuy nhiên, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, quy định cấm sàn vàng ảo của NHNN là không ổn.
Lý do là, kinh doanh vàng qua tài khoản không nằm trong danh mục cấm kinh doanh, mà chỉ nằm trong danh mục “kinh doanh có điều kiện”. Điều này có nghĩa là, NHNN phải đưa ra danh mục điều kiện để các doanh nghiệp có căn cứ để đăng ký kinh doanh, không thể “lờ đi” văn bản hướng dẫn. “Tất cả xuất phát từ sự mù mờ, không rõ ràng về mặt pháp lý. Với các quy định hiện nay, việc tìm ra cơ sở để xử phạt, bắt giữ là không hề dễ dàng”, luật sư Đức khẳng định.
Lấy minh chứng từ việc một số cá nhân kinh doanh bitcoin bị bắt, sau đó lại được thả ra với lý do không phạm tội, luật sư Đức cho rằng, ngay cả cơ quan chức năng cũng còn lúng túng, tranh cãi, thì việc nhà đầu tư “sa bẫy” là điều đương nhiên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ THANG TOÁN PHÁT TRIỂN Mọi thông tin cần biết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dước đây để được giải đáp những thắc mắt và các yêu cầu của Quý khách. TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Địa Chỉ:...Xem chi tiết...