Các nhà khoa học đến từ viện SETI đã dành ra hàng năm trời để tìm kiếm những nơi như vậy với hy vọng sẽ khám phá ra nguồn gốc hình thành của sự sống trên hành tinh cuả chúng ta.
Núi lửa Licancabur tại Chile là một trong những khu vực khắc nghiệt nhất trên trái đất. Vào năm 2003, các nhà khoa học đã ghi nhận chỉ số bức xạ (UV) tại khu vực này lên đến 43, tương đương với bề mặt sao Hỏa và cao hơn nhiều so với điều kiện bình thường của trái đất.
Núi lửa Lastarria (Chile), một trong số những nơi hiếm hoi trên trái đất lưu huỳnh tồn tại ở dạng nóng chảy tự do.
Lưu huỳnh phun ra từ một lỗ thông hơn tại núi lửa Lastarria.
Một số hóa thạch lâu đời nhất trên trái đất tại khu vực Pilbara (Tây Úc). Những khám phá tại đây có thể dẫn các nhà khoa khọc đến đầu mối của sự sống trên sao Hỏa bởi sự tương đồng của những tảng đá.
Cận cảnh một hòn đá Stromatolite tại Pilbara. Những dãy màu tối chính là hóa thạch của vi sinh vật cổ. Các thảm vi sinh vật này đã mắc kẹt trong lớp đá trầm tích từ cách đây 3,54 tỷ năm.
Những hòn đá Stromatolite tại vịnh Sharks (Úc), một trong những nơi hóa thạch sống tồn tại trên trái đất.
Đảo Axel Heiberg tại Bắc Cực thuộc phần đất của Canada, nơi đây có suối nước mặn chảy quanh năm.
Hardy, một loại vi sinh vật phát triển mạng trong môi trường lạnh và ẩm ướt, đây có thể cũng chính là điều kiện khí hậu của sao Hỏa cổ đại.
Loại vi sinh vật màu lam này bám trên những tảng đá tại Axel Heiberg.
Một số nhà khoa học cho rằng cuộc sống trên trái đất có thể đã bắt đầu từ những dòng thủy nhiệt trong đại dương.
L. Mai
Theo LiveScience
Xem thêm :canada, nhà khoa học, chile, khám phá, bức xạ, bắc cực, hóa thạch, lưu huỳnh, núi lửa, cận cảnh, nhà khoa học đến từ viện SETI, hòn đá Stromatolite,