Chỉ có 57% doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại "không quản lý được"

Thứ ba - 17/06/2014 21:54
(Dân trí) - Trong số 621.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, chỉ có 356.000 doanh nghiệp đang hoạt động (57%) còn trên 264.800 doanh nghiệp đang ra sao, như thế nào Nhà nước không quản lý được.
 Chỉ có 57% doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) đã chỉ ra những bất cập trong công tác hậu kiểm khi góp ý tại Quốc hội về Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) cho rằng, với quy định, doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế, nên Luật cần cụ thể hóa danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo dự thảo luật sửa đổi lần này là cần thiết.

Nhấn mạnh về công tác hậu kiểm, đại biểu Ngân dẫn chứng, qua số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 2005, chúng ta có gần 200.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đến năm 2013 có trên 621.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, tức là tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Mỗi năm có trên 53.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập. Tuy nhiên, trong số 621.000 doanh nghiệp thì chỉ có 356.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tức là 57%, còn trên 264.800 doanh nghiệp đang ra sao, như thế nào, một số ngừng hoạt động, đang chờ giải thể, đang chờ phá sản, đang chờ cơ hội hoặc đang hoạt động, Nhà nước không quản lý được.

Vì vậy, đại biểu Ngân nhấn mạnh, bên cạnh tạo thuận lợi cho doanh nhân dễ dàng thành lập doanh nghiệp, thậm chí Chính phủ có thể thành lập các trung tâm, các tổ chuyên viên để hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp và thực hiện các hồ sơ thành lập cho doanh nghiệp một cách miễn phí.

“Cần tăng cường khâu kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đăng ký, địa chỉ đăng ký kinh doanh, tính chất thể nhân của người đăng ký thành lập doanh nghiệp, luật cần có những điều khoản quy định khâu hậu kiểm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan. Điều lưu ý hậu kiểm không chỉ có mục tiêu là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xử lý vi phạm, kiểm soát tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp mà còn phân tích, đánh giá để điều chỉnh chính sách, điều chỉnh luật pháp và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, duy trì sản xuất, kinh doanh và phát triển vững mạnh”, đại biểu lưu ý.

Doanh nghiệp thép khóc do thua lỗ.
Doanh nghiệp thép "khóc" do thua lỗ.

Đóng góp cho Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, Luật cần giảm thiểu các chế định hạn chế quyền tự do kinh doanh tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn, tránh tình trạng Luật doanh nghiệp mở ra trong khi các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thì lại bó lại.

“Chúng ta đều biết nguyên tắc về quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận và cụ thể hóa trong các quy định của Luật doanh nghiệp từ năm 2005. Với tính chất là luật gốc, là cơ sở pháp luật về kinh doanh tại Việt Nam, chúng ta kỳ vọng đây sẽ là tiền đề cho một hệ thống pháp luật về doanh nghiệp thực sự tự do”, đại biểu Lộc nói.

Tuy nhiên, đại biểu cũng chỉ ra một thực tế, quá trình thi hành luật gần 10 năm qua đã cho thấy một bức tranh khác. Với quá nhiều các quy định riêng trong các luật chuyên ngành, quá nhiều các thủ tục và giấy phép con, cháu, chắt quy định trong các văn bản hướng dẫn và triển khai ở cấp, nguyên tắc quyền tự do kinh doanh trong Luật doanh nghiệp đã bị đẩy lùi và vô hiệu hóa từng phần. Nay với quy định trong dự luật rằng luật chuyên ngành quy định khác với Luật doanh nghiệp về tổ chức và quản lý cũng như giải thể doanh nghiệp thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành.

Cũng nhấn mạnh về công tác hậu kiểm, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho rằng: Hiện nay trong điều hành, Nhà nước chỉ theo dõi việc đăng ký doanh nghiệp, còn doanh nghiệp triển khai thực hiện hoặc doanh nghiệp khó khăn chết đi thì chưa có một cơ quan đầu mối nào theo dõi để kiểm tra, thực hiện vấn đề hỗ trợ cũng như tổng kết, đánh giá vấn đề này.

“Luật chỉ giải quyết việc gia nhập thị trường, chưa giải quyết được sự tồn tại lớn nhất của nền kinh tế, đó là trật tự thị trường thông qua việc phát huy tốt nhất chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhà nước về vai trò, cách thức vận hành, quản lí nhà nước và thể hiện trong luật. Có như thế, dự thảo luật mới giải quyết được phần ngọn và cả phần gốc. Dự thảo luật cần quy định cụ thể hoạt động hậu kiểm, tránh trường hợp đơn giản thủ tục chỗ này lại xuất hiện phức tạp chỗ khác”, đại biểu Ánh Tuyết nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm với đại biểu Tuyết, đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) cho rằng, vấn đề giải thể doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa được quy định rõ đối với doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký. Vấn đề này hiện nay rất nan giải đối với các cơ quan đăng ký kinh doanh.

“Thực tế các cơ quan đăng ký kinh doanh chưa mạnh dạn quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp và xóa tên trong cổng thông tin quốc gia. Vì nhiều doanh nghiệp trong trường hợp này còn nợ thuế và nợ các khoản khác. Do đó, tôi đề nghị cần có điều khoản quy định về vấn đề này. Đồng thời cần quy định chế tài đối với các thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký”, đại biểu Lê Công Đỉnh nói.

Nhấn mạnh tới điều kiện kinh doanh, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, hiện nay các giấy phép con dưới các hình thức điều kiện kinh doanh đang có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, quy định về điều kiện kinh doanh phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội, không giao cho các văn bản dưới luật, trong trường hợp cấp bách cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định thêm các điều kiện kinh doanh nhưng chưa thể sửa luật, pháp lệnh, nếu xét thấy cần thiết Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để thực hiện.

Nguyễn Hiền

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi