Hiệp định hạt nhân Hoa Kỳ-Việt Nam chính thức có hiệu lực

Thứ sáu - 10/10/2014 04:45
Hiệp định hạt nhân dân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã chính thức có hiệu lực. Đây là bản Thỏa thuận quan trọng thiết lập các điều khoản thương mại, nghiên cứu và trao đổi công nghệ hạt nhân giữa hai nước theo Mục 123 trong Luật Năng lượng Nguyên tử của Hoa Kỳ.
 Hiệp định hạt nhân Hoa Kỳ-Việt Nam chính thức có hiệu lực
Mối quan hệ hạt nhân giữa hai nước Việt - Mỹ khởi động từ một năm trước, nay đã có kết quả. Thỏa thuận khung về hợp tác hạt nhân giữa hai nước được ký kết bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei, vào ngày 10/10/2013.

Hiệp định hạt nhân Hoa Kỳ-Việt Nam chính thức có hiệu lực
Ngày 06/5/2014, tại Hà Nội, Hiệp định về sử dụng năng lượng hạt nhân đã được ký kết giữa Bộ trưởng Bộ KH CN Nguyễn Quân và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear.

Đến ngày 24/02/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo chính thức, rằng ông đã chấp thuận một dự thảo Hiệp định (hay bản Thỏa thuận) về hạt nhân dân sự với Việt Nam.

Và tiếp theo, ngày 06/5/2014, một Hiệp định hợp tác hạt nhân giữa hai chính phủ của Việt Nam và Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết tại Hà Nội.

Với sự bật đèn xanh của tổng thống, quốc hội thực thi quyền duyệt xét văn bản này. Theo luật lệ hiện hành tại Mỹ, sau 90 ngày, nếu không có dự luật nào ở quốc hội được đệ trình để ngăn cản, thì thỏa thuận xem như đương nhiên được Quốc hội Mỹ phê chuẩn. Và trong thực tế không hề có sự ngăn cản chính thức nào diễn ra và, do đó, đương nhiên Bản Hiệp định về hạt nhân (còn gọi là Thỏa thuận 123) đã chính thức có hiệu lực, mở đường cho mối quan hệ hạt nhân Việt Mỹ. Theo đó, Hoa Kỳ có thể bán lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam.

Ông Ric-hard Myers, Phó Chủ tịch Phát triển Chính sách, Chương trình kế hoạch và Nhà cung cấp của Viện Năng lượng Hạt nhân Hoa Kỳ đã có phát biểu đánh giá toàn diện bản Hiệp định hạt nhân dân sự Việt Mỹ tại Viện Năng lượng Hạt nhân Mỹ ngày 03/10/2014 vừa mới đây.

Myers nói: "Đây là một phần quan trọng của nỗ lực cần thiết nhằm đảm bảo rằng ngành công nghiệp Hoa Kỳ có thể tham gia vào thị trường năng lượng hạt nhân toàn cầu đầy tính cạnh tranh", và: "Vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trong thị trường nhiều tỷ đô la này (ý nói thị trường Việt Nam) là chưa thật chắc chắn vì các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu đã chiếm được một phần lớn".

Trong thực tế, Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng 2 lò phản ứng của Nga với tổng công suất là 2000 MWe tại xã Phước Dinh, Ninh Thuận vào năm 2020 và 2 lò phản ứng khác cũng với công suất tương đương do Nhật Bản cung cấp đặt tại xã Vĩnh Hải, cùng tỉnh Ninh Thuận.

Vì vậy, “Việt Nam là một trong những nơi mà các nhà đầu tư có một khởi đầu tốt, nhưng với hiệp định mới này, các công ty Mỹ có thể cạnh tranh trên một hoặc nhiều sân chơi. Vì thị trường ở Việt Nam ước tính có giá trị đến 20 tỷ đô la và thu hút đến 50.000 việc làm có tay nghề cao và lương cao”, như lời của ông Myers.

Ông đưa thông tin: "Để hỗ trợ sự phát triển kinh tế nhanh của mình, Việt Nam dự định đưa công suất năng lượng hạt nhân lên đến 10.000 MW vào năm 2030 với các lò phản ứng đầu tiên bắt đầu xây dựng trong thập kỷ tới” và cho rằng: “Bản Hiệp định đã ký sẽ cho phép các nhà cung cấp Mỹ có cơ hội cạnh tranh có hiệu quả với các nhà cung cấp Nga và Nhật Bản đã đặt chân trước vào thị trường Việt Nam. "

Đúng như dự đoán đó, khi bản Hiệp định vừa đi vào hiệu lực, Tổng công ty Lightbridge trụ sở tại Mỹ đã ký ngay một biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với Việt Nam cộng tác xây dựng các chương trình an toàn năng lượng hạt nhân của mình.

Myers mô tả rằng Biên bản ghi nhớ như là "một ví dụ điển hình" của những lợi ích sẽ tích luỹ không chỉ cho ngành công nghiệp Mỹ mà cả cho ngành an toàn hạt nhân nước này.

"Việt Nam hợp tác chặt chẽ với Mỹ để phát triển một chương trình năng lượng hạt nhân có trách nhiệm và minh bạch. Điều này bao gồm Việt Nam khẳng định ý định của mình dựa vào thị trường quốc tế để cung cấp nhiên liệu urani và không làm giàu uranium trong nước và khả năng tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng", ông nói thêm.

Một Hiệp định hay Thỏa thuận 123 được lấy tên từ một Mục của Đạo Luật Năng lượng Nguyên tử của Mỹ năm 1954, trong đó thiết lập một thỏa thuận hợp tác như là một điều kiện tiên quyết cho chương trình khuyến mại hạt nhân giữa Mỹ và bất cứ quốc gia nào khác. Theo Hiệp định mới nhất này, Mỹ có thể cấp giấy phép xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân và các thông tin nghiên cứu, vật liệu và thiết bị cho Việt Nam.

Rõ ràng, sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ, với Hiệp định 123 chính thức có hiệu lực, đang báo hiệu một giai đoạn mới với nhiều hứa hẹn đối với chương trình hạt nhân dân sự, cụ thể là xây dựng nền công nghiệp điện hạt nhân ở Việt Nam.

Theo Minh Trần
Vietnamnet

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Hướng dẫn thanh toán

THÔNG TIN LIÊN HỆ THANG TOÁN PHÁT TRIỂN Mọi thông tin cần biết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dước đây để được giải đáp những thắc mắt và các yêu cầu của Quý khách. TẠI TP. HỒ CHÍ MINH  Địa Chỉ:...Xem chi tiết...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi