Guinness Việt Nam
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Guinness Việt Nam và những điều chưa ai biết về nhà máy in tiền đầu tiên của nước ta |
Tô-panh của Pháp và hiến một phần đồn điền Chi Nê, gia đình nhà yêu nước này đã xây dựng những cơ sở đầu tiên cho nền tài chính quốc gia. Trong hoàn cảnh những năm đầu độc lập, tờ bạc quốc gia ra đời đã khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân khố, vực dậy nền tài chính non yếu, kiệt quệ, lệ thuộc vào thực dân, phong kiến.
Trên mặt trận kinh tế, đồng tiền đã trở thành một lợi thế đấu tranh tiền tệ, dần loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta. Với vị trí chiến lược, đồn điền Chi Nê đã hai lần vinh được đón Bác Hồ về thăm. Đây là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của Bộ Tài chính nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung và một thời kỳ lịch sử cách mạng vẻ vang. Năm 2007, khu di tích được Bộ VH-TTDL xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích rộng 15,64 ha, mức đầu tư giai đoạn I là 58 tỉ đồng. Năm 2010, công trình được khởi công. Hiện nay, các hạng mục phục hồi, tu bổ di tích I là khu tưởng niệm Bác Hồ và những năm đầu của ngành tài chính; di tích II là xưởng in bạc… đã hoàn thành. Với những dấu ấn lịch sử và ý nghĩa đặc biệt, khu di tích lịch sử nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 – 1947) ở xã Cố Nghĩa đã được trao kỷ lục Guinness Việt Nam.
Đồng tiền đầu tiên. |
Ngược dòng lịch sử
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập nhưng lâm vào tình thế khó khăn, ngân khố quốc gia gần như trống rỗng. Do chưa phát hành được tiền tệ độc lập khiến tài chính của ta gặp rất nhiều khó khăn. Trong lúc đó, quân Tưởng ở miền Bắc đã tung tiền “quan kim” nhằm cạnh tranh với đồng tiền Đông Dương và phá hoại nền kinh tế của ta. Chính quyền cách mạng đã khắc phục bằng cách kêu gọi nhân dân tích cực sản xuất và ủng hộ cho “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng”…, nhưng phía thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại, gây khó khăn cho ta về tài chính. Trước tình hình đó, việc phát hành đồng tiền độc lập của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhu cầu bức thiết.
Tháng 10.1945, đồng chí Phạm Văn Đồng - Bộ trưởng Bộ Tài chính được Trung ương chỉ đạo, điều hành toàn bộ việc chuẩn bị, in và phát hành đồng tiền mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vấn đề khó khăn nhất là cơ sở vật chất kỹ thuật cần dùng cho việc sản xuất đồng tiền Việt Nam bởi trước năm 1945 cả Đông Dương chỉ có 2 nhà máy in lớn là Nhà in Viễn Đông và Nhà in Tô-panh. Nhưng tại thời điểm này, cả hai nhà máy in đều do quân Tàu Tưởng và Pháp chiếm đóng, ta không thể sử dụng. Ông Đỗ Đình Thiện - một nhà tư sản Việt Nam yêu nước đã đứng tên và bỏ tiền ra mua lại Nhà in Tô-panh của Pháp sau đó hiến cho Chính phủ để lập nhà in tiền.
Ngày 3.2.1946, theo chủ trương của Chính phủ, đồng tiền (giấy bạc) Việt Nam được tung ra ở hầu hết khắp các tỉnh miền Nam Trung bộ và được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh. Đó là những đồng tiền đầu tiên của ta đại diện cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia và trên đồng tiền mới có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 1946, cơ sở nhà máy in tiền Tô-panh bị lộ, Chính phủ quyết định sơ tán một bộ phận của nhà in lên đồn điền Chi Nê. Đồn điền Chi Nê được xây dựng cuối thế kỷ XIX, rộng hơn 7.300 ha. Tại đây, chủ đồn điền Bô-ren (người Pháp) đã xây dựng nhiều khu nhà kiên cố, khu chế biến cà phê, chuồng trại trâu bò. Năm 1943, Bô-ren bán lại đồn điền cho gia đình ông Đỗ Đình Thiện với giá hai nghìn lượng vàng. Tại đây, gia đình ông Thiện đã dành một địa điểm thích hợp, đồng thời cho mượn nhà xưởng, máy điện, nước của đồn điền Chi Nê cùng một số cơ giới kho tàng để đặt nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhà tư sản yên nước Đỗ Đình Thiện. Nhà tư sản Đỗ Đình Thiện (1904-1972) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1927-1932, ông du học tại trường canh nông ở Toulouse (Pháp) và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Cuối năm 1931, ông bị bắt trong một lần chuyển tài liệu bí mật của Đảng cho các thủy thủ người Việt đưa về Việt Nam. Sau khi trở về Đông Dương, ông kết hôn với bà Trịnh Thị Điền. Năm 1941, ông bà Thiện mua lại Nhà máy dệt Gia Lâm của ông Hương Ký - một tư sản nổi tiếng thời bấy giờ với giá 3 vạn đồng Đông Dương, với chủ đích tạo ra những sản phẩm có giá thấp để chiếm lĩnh thị trường. Một lần, có chuyến tàu Nhật Bản chở tơ lụa nhân tạo sang bán. Lúc đó, người Việt Nam chưa biết đến sản phẩm này, nên không ai dám mua. Ông bà Thiện lại nghĩ khác: Nhật là nước phát triển, không lẽ tơ của họ lại không dùng được. Vậy là ông bà mạnh dạn mua cả tàu hàng. Khi biết ông bà có nhà máy dệt, người Nhật hết sức thân tình trong việc cung cấp nguyên liệu. Đến năm 1943, ông bà Thiện đã quyết định mua lại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình) từ một ông chủ người Pháp. Đồn điền này là cơ sở do hai chú cháu điền chủ người Pháp Bô-ren khởi tạo trong suốt 40 năm có chiều dài khoảng 13km và chiều rộng khoảng 9km, sản phẩm chính là càphê. Đồn điền còn có 2.000 mẫu ruộng, chăn nuôi nhiều loại gia súc với hàng nghìn con trâu, bò, cừu, dê. Ông bà còn có ý định chuyển nhà máy dệt về đây khi chiến tranh xảy ra và đây cũng sẽ là cơ sở che giấu các cán bộ cách mạng đang bị truy lùng. Kinh doanh phát đạt, nhưng ông bà không quên nhiệm vụ người đảm bảo tài chính cho Đảng. Căn nhà 54 Hàng Gai trở thành địa chỉ tin tưởng cho các nhà lãnh tụ cách mạng như Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Nguyễn Tạo... Năm 1943, ông Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La, bắt liên lạc với ông Vũ Đình Huỳnh, rồi giả làm người buôn tơ tìm đến ông bà Thiện. Khi nghe Nguyễn Lương Bằng - vốn là bạn tù với bà Điền những ngày ở Hải Phòng nói Đảng đang cần tiền, ông bà Thiện đã mở tủ trao ngay 3 vạn đồng Đông Dương. Sau này, ngay cả đồn điền Chi Nê cũng được giao lại cho Ban Kinh tài của Đảng quản lý. Như vậy, có thể nói gia đình tư sản Đỗ Đình Thiện đã hiến hết của gia tài của mình cho sự nghiệp cách mạng. |
website khách hàng chúng tôi hiện đang cung cấp dịch...Xem chi tiết...