Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa kết thúc phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng Dũng nhận được các câu hỏi chất vấn của 17 đại biểu về vấn đề nợ công, chống chuyển giá, quản lý các mặt hàng thiết yếu và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. 3 Bộ trưởng: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế cũng đã có phần báo cáo thêm về các vấn đề liên quan.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
*Hành trình "mua áo bán vải vụn" của Hải Phát *Bùng nổ giao dịch hơn 21 triệu cổ phiếu PVX, hai sàn tăng điểm *Lợi nhuận 5 tháng: Chứng khoán vẫn tốt, cao su tăng tồn kho |
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, do các câu hỏi đối với Bộ trưởng Dũng khá dài, khá chi tiết nên Bộ trưởng cũng dành thời gian trả lời một vấn đề quá dài. Điều này cần phải rút kinh nghiệm cho những phiên chất vấn sau.
Đánh giá về nợ công, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho biết: “Bộ trưởng nói nợ công đang ở mức an toàn, đại biểu thì rất lo lắng việc có nhiều dấu hiệu không an toàn. Bộ trưởng cũng đã chứng minh sẽ cần có nhiều biện pháp để đảm bảo tình hình nợ công vào thế an toàn. Nợ công, nợ Chính phủ đang ở trong mức giới hạn của pháp luật cho phép, nhưng tình hình đã đe dạo tới an ninh tài chính vi mô rồi. Qua chất vấn và trả lời chất vấn rất rõ ý đó”.
Cho nên, theo yêu cầu của Quốc hội, Bộ Tài chính cần phải tái cơ cấu lại nguồn vay hình thành nợ công, với thời gian vay chỉ 1, 2, 3 năm trở lại, chưa dùng đã trải trả nợ. “Cơ cấu nợ công như vậy là xấu, phải tăng cường lượng vay 5 năm, 10 năm, 15 năm và 20 năm. Đối với nước ngoài thì vay càng dài càng tốt. Chúng ta mắc nợ và vay nợ ODA vừa lãi thấp, vay 30 năm, rồi 12 năm ân hạn, chúng ta sẽ không phải lo lắng đến vấn đề nợ công. Sức ta lớn lên, thì chúng ta trả được nợ. Nhưng hầu hết trái phiếu vay trong nước 50% số nợ công, nợ Chính phủ đến nay là vay thời gian ngắn hạn”, Chủ tịch Hùng nhấn mạnh.
Do đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cẩu Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo với Chính phủ giải pháp cần thiết, trong giai đoạn kinh tế vi mô hiện nay đang ở thế ổn định thì hoàn toàn có thể chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang dài hạn. Điều này sẽ giúp thời gian trả nợ chậm lại.
Ngoài ra, theo yêu cầu của Quốc hội, Bộ Tài chính phải cân đối nguồn ngân sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước, thu đúng, thu đủ theo quy định và cân đối thu chi hợp lý để khả năng trả nợ của ngân sách Nhà nước là đảm bảo.
“Chúng ta trả nợ tới 25% là quá cao rồi. Phải cân đối nguồn thu ngân sách mà trả nợ. Còn nguồn vay để trả nợ, nhiều đại biểu lo lắng, Bộ trưởng cũng rất lo lắng. Chúng ta vay để đảo nợ, tức là vay để trả nợ, là không an toàn. Vay để trả nợ không làm nợ công tăng, thay vì nợ người này sang nợ người khác, thay vì nợ khoản này sang nợ khoản khác, nhưng chúng ta vay để đầu tư phát triển, bội chi là để đầu tư phát triển, không phải bội chi là để trả nợ. Quốc hội duyệt bội chi, duyệt trái phiếu Chính phủ, nâng mức bội chi lấy 16.000 tỷ đồng là để đầu tư chứ không phải để trả nợ. Cho nên phải tăng thu để trả nợ. Hiện nay đầu tư phát triển của chúng ta thấp hơn bội chi, 160.000 tỷ trên 220.000 tỷ ngân sách năm nay, nghĩa là 60.000 tỷ - 70.000 tỷ đồng là dùng để trả nợ rồi. Phải tập trung giải quyết vấn đề này”, Chủ tịch Hùng nhấn mạnh.
Trước thực tế trên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu rà soát lại toàn bộ tổng thể nợ công, nợ Chính phủ để đánh giá mức an toàn và có giải pháp gải quyết đảm bảo an toàn. “Hôm nay chưa có vấn đề nhưng đến năm 2016, 2017, 2020, nó sẽ có vấn đề”, Chủ tịch nói.
Về cân đối thu chi, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu ngành tài chính phải tiết kiệm chi, tiếp tục chỉ đạo nghiêm túc và có sự phối hợp với các ngành. Bởi theo tính toán, chỉ cần thu đúng, thu đủ ngân sách năm nay có khả năng vượt thu. Ngành tài chính, thuế, hải quan cũng cần tăng cường các biện pháp cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nộp thuế, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn. Cùng với đó là tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ ngành thuế, hải quan để có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, trong sạch.
Về kiểm soát giá, Quốc hội hoan nghênh Bộ Tài chính đã có biện pháp cần thiết trong thời qua qua, đồng thời đề nghị Bộ và ngành liên quan tập trung vào các ngành thiết yếu để kiểm soát, có biện pháp bình ổn thị trường, đảm bảo quyền lợi của người dân; công tác quản lý giá theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch.
Đại biểu Lê Như Tiến đánh giá trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khá mạch lạc, rõ ràng. “Bộ trưởng mới đảm nhận công việc được một năm nhưng nắm bắt công việc khá nhanh. Khi trả lời đại biểu, Bộ trưởng nói rất rõ ràng, mạch lạc, thẳng vào nội dung. Cũng có câu hỏi Bộ trưởng dừng lại nói sâu hơn về giải pháp trong thời gian tới, rồi trách nhiệm của Bộ Tài chính nói chung và trách nhiệm của Bộ trưởng nói riêng”, đại biểu Lê Như Tiến nói. Đại biểu Lê Như Tiến cảm thấy hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Tiến còn nhận thấy đúng tinh thần của chất vấn. Theo đại biểu chất vấn không phải là để tìm hiểu và cung cấp thông tin mà chất vấn chính là xác định trách nhiệm cá nhân của người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. “Tôi thấy khá hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Tuy nhiên, cũng còn những câu hỏi, Bộ trưởng trả lời hơi dài. Nếu như trả lời trực diện hơn, cụ thể hơn tôi cho là hiệu quả hơn và tính hấp dẫn hơn”, đại biểu Lê Như Tiến đánh giá. Đại biểu Trần Ngọc Vinh cũng cho rằng, câu hỏi sắc sảo và bám sát tình hình tài chính của đất nước của các đại biểu rất đã nhận được trả lời rất rõ ràng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ông Vinh cũng nhận thấy đại biểu tái chất vấn ít, điều đó chứng tỏ Bộ trưởng trả lời sát câu hỏi, không né tránh trách nhiệm. Theo đại biểu Vinh phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã nói được mặt tốt cũng nhưng hạn chế của ngành và đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới. “Tôi đánh giá rất cao phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính lần đầu tiên đăng đàn. Đứng trước diễn đàn càng về sau Bộ Trưởng trả lời càng ngắn gọn hơn, sâu sắc hơn”, đại biểu Vinh nói. Đại biểu Trần Ngọc Vinh cho rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính không né tránh những vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đại biểu Đinh Xuân Thảo cho rằng, chấm điểm cụ thể thì hơi khó nhưng lần đầu Bộ trưởng trả lời trước Quốc hội như vậy là được. “Qua phần trả lời tôi thấy cơ bản Bộ trưởng đã nắm chắc vấn đề. Cho điểm 10 thì hơi cao, nhưng vẫn có thể cho 8 điểm”, đại biểu Đinh Xuân Thảo nói. Về các vấn đề Bộ trưởng nêu ra, đại biểu Đinh Xuân Thảo cũng cảm thấy yên tâm về vấn đề nợ công, vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Tuy vậy, đai biểu cũng còn có những băn khoăn nhất định cần phải đưa ra là tính sát thực của những con số, vì các nhà kinh tế trong ngoài nước phân tích, con số nợ công của ta cao hơn nhiều. “Tôi đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính đạt được nhiều kỳ vòng của cử tri cũng như đại biểu Quốc hội. Qua đó thể hiện được quan điểm của một lãnh đạo ngành. Các vấn đề dành cho Bộ trưởng Tài chính cũng rất nặng nề, đặc biệt là vấn đề nợ công”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá. Ngoài ra, đại biểu Cương cũng đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính với vấn đề điều hành giá trong thời gian sắp tới. Điều này cũng đặt ra với Chính phủ phải có chủ trì như thế nào để cùng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan điều hành lĩnh vực giá cho hợp lý. Quang Phong |
Nguồn tin: dantri.com.vn
THÔNG TIN LIÊN HỆ THANG TOÁN PHÁT TRIỂN Mọi thông tin cần biết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dước đây để được giải đáp những thắc mắt và các yêu cầu của Quý khách. TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Địa Chỉ:...Xem chi tiết...