Trang tin The Diplomat (Nhật Bản) ngày 21/6 đăng tải bài viết có tiêu đề "Tại sao Nga không ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông", lý giải việc Moskva "kín tiếng" đối với tranh chấp tại vùng biển này. Bài viết có một số nội dung đáng chú ý như sau:
(Dân trí) - Trung Quốc đang cố tình tạo ra những ồn ào quanh vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam. Nhưng nếu nhìn tổng thể chiến lược biển của Trung Quốc, đảo đá Gạc Ma và Chữ Thập mới là mục tiêu chính.
Chuyên gia Martin của Đại học Washburn cho rằng, việc Trung Quốc khăng khăng duy trì giàn khoan tại Hoàng Sa hơn một tháng nay cho thấy nước này có vẻ như đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực.
(Dân trí) - Tại Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, VN đã lên án mạnh mẽ Trung Quốc vi phạm phạm luật pháp quốc tế và các quy định của UNCLOS, đi ngược lại DOC cũng như các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.
(Dân trí) - Trao đổi với Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông Ric-hard Hayderian cho rằng, Mỹ cần tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN và tăng cường “dấu chân” về quân sự cũng như chiến lược ở châu Á. Ông cũng cho rằng đề xuất “đóng băng leo thang” ở Biển Đông của Mỹ là dấu hiệu tốt.
(Dân trí) - Theo luật pháp quốc tế việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt.
Nhà chiến lược người Mỹ Ernest Bower, chuyên gia phân tích về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi nhận định Mỹ sẽ không mạnh tay can thiệp để bảo vệ Việt Nam, trang tin Want China Times của Đài Loan đưa tin ngày 13/6.
(Dân trí) - Bắc Kinh ngày 13/6 lại tiếp tục vu cáo các tàu Việt Nam đâm va hơn 1.500 vào các tàu Trung Quốc kể từ đầu tháng trước và không thừa nhận việc điều các lực lượng quân sự tới gần giàn khoan Hải Dương-981. Mỹ đã ngay lập tức gọi các tuyên bố này là "hoàn toàn lố bịch".
Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) khẳng định khu vực hạ đặt giàn khoan của TQ là "nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN". Ông Jitendra Sharma, ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch danh dự, nguyên Chủ tịch IADL nói.
Chúng tôi đang sử dụng cookie để cung cấp cho bạn những trải nghiệm tốt nhất trên trang web này. Bằng cách tiếp tục truy cập, bạn đồng ý với Chính sách thu thập và sử dụng cookie của chúng tôi.