Liên minh chiến lược tứ cường
Họp an ninh 2+2 Nhật Bản-Úc tại Tokyo ngày 12/6, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tuyên bố ủng hộ Nhật Bản cải tổ Hiến pháp, cho phép Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ với các nước đồng minh. Úc nêu rõ, tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông phải được giải quyết bằng con đường đối thoại và các bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Úc cho rằng, việc Tokyo tăng cường khả năng phòng thủ sẽ có lợi cho cả hai nước và điều đó sẽ giúp Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston nhấn mạnh, vấn đề biển Đông “cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Úc ngày càng bày tỏ quan điểm mạnh mẽ trong bối cảnh Trung Quốc hung hăng khẳng định chủ quyền tại biển Đông và Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tích cực vận động cho việc sửa đổi hiến pháp, mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội, cho phép Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và hợp tác quân sự với các nước đồng minh.
Nhật Bản đang từng bước xây dựng một liên minh quân sự rộng lớn bên trong lẫn bên ngoài hiệp ước song phương Mỹ-Nhật. Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, với dự án trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự. Thủ tướng Úc Tony Abbott ủng hộ chính sách “phòng vệ tập thể của Nhật Bản”.
Tân Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Tokyo và tuyên bố sẽ “đối đầu” với Trung Quốc khi cần thiết.
Tại Diễn đàn An ninh Shangri-La vừa qua ở Singapore, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẵn sàng trợ giúp các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền biển đảo, gián tiếp lên án Trung Quốc đối xử với các láng giềng theo kiểu “lấy thịt đè người” mà chính Nhật Bản cũng là nạn nhân.
Giữa thập niên 2000, ý tưởng xây dựng một vành đai an ninh bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã được ba vị thủ tướng khi đó là Junichiro Koizumi của Nhật Bản, John Howard của Úc và Atal Vajpayee của Ấn Độ phác thảo và được Tổng thống Mỹ George W.Bush ủng hộ.
Campuchia lo ngại sâu sắc về tình hình biển Đông Ngày 13/6, Người phát ngôn Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Tham tán chính trị Trần Văn Thông, cho biết, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia đã có công hàm phúc đáp, sau khi Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia gửi công hàm thông báo về tình hình trên biển Đông kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Công hàm phúc đáp của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia bày tỏ sự “lo ngại sâu sắc về những diễn biến và các sự cố gần đây” trên biển Đông. Công hàm nêu rõ, với tư cách là nước khởi xướng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Campuchia đề cao tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh trên biển Đông, nhấn mạnh Campuchia ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và có hiệu quả DOC, gồm cả các yếu tố chính trị lẫn pháp lý, nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông. TTXVN |
Nguồn tin: 24h.com.vn
website khách hàng chúng tôi hiện đang cung cấp dịch...Xem chi tiết...