Sau 9 ngày “siết” xe máy điện, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Cục trưởng Cục C67, Bộ Công an - cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc chưa xử lý trường hợp xe máy điện lưu thông mà không có biển kiểm soát. Phần lớn vẫn là nhắc nhở, hướng dẫn người dân đi làm thủ tục đăng ký.
Để đăng ký cấp biển số thì xe máy điện phải có nguồn gốc hợp pháp và chất lượng an toàn kỹ thuật của xe. Đối với những xe máy điện sử dụng trước ngày 1/7/2009, khi đăng ký biển số phải đó đầy đủ hồ sơ hợp pháp. Trường hợp xe sử dụng trước ngày 1/7/2009 nếu giấy tờ xe bị thất lạc hoặc không có giấy tờ nguồn gốc nhưng chủ xe có cam kết (có xác nhận của chính quyền địa phương) vẫn dược đăng ký, cấp biển số.
Trên thực tế, việc nhận diện đâu là xe máy điện và xe đạp điện cũng đang có những cách hiểu khác nhau đã gây khó khăn và dễ nhầm lẫn. Bởi, xe máy điện hoặc xe đạp điện đang được xác định thông qua công suất động cơ và vận tốc thiết kế lớn nhất của xe.
TheoQuy chuẩn quốc gia về xe đạp điện, đây là phương tiệncó khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) tối đa là 40kg, công suất công tơ điện của xe không lớn hơn 250W; xe đạp điện phải có khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân và đi được quãng đường 7km trong thời gian không quá 30 phút; vận tốc lớn nhất của xe đạp điện là 25km/h.Trong khi đó, xe máy điện không có cấu tạo và khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân; xe máy điện được hiểu là xe chạy năng lượng điện, khi hết điện thì xe không thể vận hành được nữa; Xe máy điện có vận tốc tối đa lên tới 40-50km/h.
Hiện nay, có một lượng lớn xe máy điện đã được người dân sử dụng lưu thông nhưng không đến đăng ký do thiếu giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, vì vậy lãnh đạo C67 kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có quy định hoặc hướng dẫn thêm về đặc điểm phân biệt xe máy điện và xe đạp điện.
Riêng số lượng xe máy điện đang được người dân sử dụng nhưng thiếu giấy tờ để làm thủ tục đăng ký, Phó cục trưởng Cục C67 kiến nghị các ngành liên quan cần có đánh giá tổng quát về thực trạng sử dụng xe máy điện, báo cáo Chính phủ đề xuất hướng giải quyết cho những xe đã mất chứng từ nguồn gốc.
Có vận tốc tối đa lên tới 40-50km/h, nhưng lại không có đầy đủ các yếu tố an toàn như không phát tiếng nổ, không có “xi nhan”… cùng với người điều khiển phần lớn là học sinh, thanh thiếu niên (lượng đối tượng này chiếm khoảng 17 triệu người, tính từ bậc THCS), nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì đây được xem là mối nguy, tiềm ẩn mất an toàn giao thông rất cao.
Bà Lê Minh Châu - Phó Vụ trưởng vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT - cho biết: Xe điện nhập khẩu bán tràn lan trên thị trường vi phạm về nhãn mác, thương hiệu, bán hàng không hóa đơn, chứng từ… đang ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phá hoại nền sản xuất trong nước và thất thu ngân sách Nhà nước. Đáng lo ngại, thị trường hiện có quá nhiều loại xe máy điện được sản xuất giống xe đạp điện khiến người tiêu dùng lầm tưởng là xe đạp điện. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, Cục này đã kiểm tra được gần 1.400 xe máy điện và gần 2.500 xe đạp điện. Tuy nhiên, thực tế có bao nhiêuxe máy điện lưu thông ngoài xã hộithì chưa thể thống kê được.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, đối với lượng xe đang trôi nổi ngoài thị trường đang được người dân sử dụng, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an đề xuất biện pháp xử lý thuế, kiểm tra chất lượng, làm cơ sở đăng ký theo hướng tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, Bộ Tài chính, Bộ GTVT cần quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu đến kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với loại phương tiện 2 bánh chạy bằng điện.
Châu Như Quỳnh
Nguồn tin: Tổng hợp
website khách hàng chúng tôi hiện đang cung cấp dịch...Xem chi tiết...